Rectangle19
Mỗi doanh nghiệp muốn hoàn thiện và phát triển họ tạo cho mình những bảng đáng giá năng lực nhân viên của mình để theo dõi và kiểm tra công việc thường ngày. Đồng thời để theo dõi quá trình làm việc của nhân viên mình ra sao? Có hiệu quả hay không?

1. Đánh giá năng lực nhân viên và vấn đề liên quan

1.1. Đánh giá năng lực nhân viên là gì?

Đánh giá năng lực nhân viên có thể hiểu là việc làm đánh giá một cách có hệ thống về năng suất và hiệu quả làm việc trong công việc của người lao động đó. Đánh giá năng lực nhân viên giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định sử dụng nhân sự, điều tiết nhân sự, hay cắt giảm nhân sự một cách đúng đắn.

Từ kết quả đánh giá năng lực nhân viên là một cách để nhà tuyển dụng xác định tình hình phát triển doanh nghiệp ra sao? Từ việc xác định tình hình phát triển này, nhà tuyển dụng có thể đề ra những định hướng phát triển cho doanh nghiệp mình.

Không chỉ có vậy, đánh giá năng lực nhân viên giúp nhà tuyển dụng xác định điểm yếu điểm mạnh của nhân viên mình, từ đó bố trí những vị trí phù hợp để những người nhân viên ấy phát huy tối đa hiệu quả trong công việc. Đồng thời, thông qua đó xác định được tiềm năng phát triển vad những hạn chế mà doanh nghiệp đang gặp phải. Rồi tìm ra hướng giải quyết kịp thời và phù hợp nhất cho doanh nghiệp mình.

Đánh giá năng lực nhân viên là gì?

Đánh giá năng lực nhân viên có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những phương phát cổ truyền đó là theo dõi kết quả và quá trình làm việc của nhân viên. Nhất là đối với những người làm trong ngành kinh doanh, chăm sóc khách hàng, số lượng các hợp đồng kinh doanh mà nhân viên của họ mang về là bằng chứng xác thực nhất để chứng minh tăng lực của mình.

Ngoài ra, còn một số cách khác như tổ chức các kì thi để đánh giá năng lực, kết quả của các kì thi này sẽ quyết định thứ hạng tăng cấp trong vị trí làm việc của nhân viên đó trong công ty.

Nhìn chung, đánh giá năng lực là xác định khả năng làm việc và hiệu quả làm việc của người lao động. Từ đó xác định phương hướng hoạt của doanh nghiệp cũng như những quyết định trong việc điều tiết, chỉnh sửa nhân sự phù hợp tình hình và phương hướng phát triển của doanh nghiệp.

1.2. Công cụ để hoàn thành bảng đánh giá năng lực

Để đánh giá năng lực nhân viên người ta sử dụng rất nhiều công cụ cùng những phương pháp khác nhau để tiến hành quá trình đánh giá.

Đánh giá từ cái nhìn tài chính: Đó là việc sẽ xem xét xem quá trình người nhân viên đó triển khai và thực hiện tất cả các chiến lược của doanh nghiệp ra sao? Quá trình thực hiện đó có đóng góp hay có ý nghĩa gì vào công cuộc cải thiện cơ bản cho doanh nghiệp hay không.

Cái nhìn tài chính này đánh giá dựa trên thực tế này được nhìn trực tiếp từ doanh số bạn đem về cho doanh nghiệp, đó là số lượng hàng bán ra là bao nhiêu, đem lại lợi nhuận bao nhiêu, có đạt mức chỉ tiêu đề ra hay không. Với những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, cái nhìn tài chính là cơ sở đánh giá đầu tiên mà doanh nghiệp sử dụng để trực tiếp đánh giá xem trình độ năng lực của nhân viên mình ra.

Bên cạnh cái nhìn tài chính còn một cách nhìn khác đó là nhìn từ những đánh giá của khách hàng. Khách hàng họ sẽ là người trực tiếp xác định các giá trị của doanh nghiệp, xác định khả năng tư vấn cửa những nhân viên đó ra sao. Từ cách đánh giá này, doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, những ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp mình trong quá trình chăm sóc khách hàng để tìm ra phương pháp làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Công cụ để hoàn thành bảng đánh giá năng lực

Đánh giá nhân viên từ cảm nhận của khách hàng là phương pháp đánh giá rất thú vị. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với những người làm trong ngành dịch vụ, với một số công việc cụ thể như chăm sóc khách hàng, nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng, nhân viên telesale, nhân viên bán bảo hiểm, …

Bởi lẽ, công việc chính của những nhân viên thiên về ngành dịch vụ này đó là chăm sóc và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tìm hiểu xem khách hàng đang cần sản phẩm gì? Họ muốn một sản phẩm có tính năng nổi trội nào? Họ khó chịu về đặc điểm gì của sản phẩm? … từ đó người nhân viên sẽ tìm cách giải quyết, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Cái nhìn quy trình nội bộ, cái nhìn này chủ yếu tập trung vào việc giám sát quá trình quản lý hoạt động của nhân viên. Những hoạt động này bao gồm việc sử dụng tài sản của công ty một cách hợp lý. Thứ hai là là đánh giá nhân viên thông qua quá trình nhân viên đó quản lý chuỗi cung cấp.

Bên cạnh việc đánh giá năng lực nhân viên thông qua quá trình quản lý khách hàng là quá trình bao gồm mở rộng và khai thác sâu mối quan hệ. Đồng thời là đánh giá qua quá trình đổi mới sản phẩm, đổi mới các dịch vụ chăm sóc. Quá trình xác lập quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh doanh với khách hàng, với các đối tác bên ngoài…

Cuối cùng đánh giá năng lực nhân viên thông qua những thể hiện, những cố gắng của nhân viên đó. Rằng nhân viên bên cạnh việc có làm tốt công việc của mình hay không thì họ có tinh thần luôn cố gắng học hỏi, cầu tiến và xây dựng doanh nghiệp hay không.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài họ đánh giá rất cao nhu cầu mong muốn học hỏi, quá trình cầu tiến và phấn đấu cố gắng cho doanh nghiệp. Bởi vì họ cho rằng một nhân viên có thể trình độ năng lực không quá xuất sắc nhưng họ có tinh thần cầu tiến, tinh thần học hỏi thì trong tương lai nhất định họ sẽ có nhiều đóng góp hữu ích cho sự phát triển doanh nghiệp.

Nhìn chung, bằng nhiều phương pháp và cách thức đánh giá khác nhau, những doanh nghiệp có nhiều cách để họ đánh giá năng lực nhân viên của mình. Đặc biệt, những doanh nghiệp ngày gần như không bao giờ chỉ dùng một cách duy nhất để đánh giá năng lực mà họ kết hợp nhiều cách, nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá năng lực nhân viên mình một cách công bằng và sát đáng nhất.

2. Đánh giá năng lực nhân viên bằng bảng đánh giá năng lực

Bảng đánh giá năng lực là một văn bản cụ thể, quy định những tiêu chí làm việc, tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên. Những tiêu chí đánh giá này sẽ được xây dựng thành các kênh KPI để người lao động phấn đấu hoàn thành công việc để được công nhân về năng lực.

Đánh giá năng lực nhân viên bằng bảng đánh giá năng lực

Ví dụ, một trong những tiêu chí đánh giá năng lực đó là taget một tháng bạn phải đem lại doanh số ít nhất 100 triệu đồng cho doanh nghiệp. Trong cái kế hoach 1 tháng này sẽ chia ra từng ngày hoàn thành bao nhiêu, ngày hôm đó nếu bạn hoàn thành đủ chỉ tiêu sẽ được 0 điểm, vượt chỉ tiêu 1 điểm, không đủ chỉ tiêu -1 điểm.

Cuối cùng số điểm tổng kết của bạn sẽ cho thấy kết quả làm việc của bạn. Rằng bạn đang ở mức tốt, trung bình, hay kém. Đa phần nếu bạn hoàn thành tốt chỉ tiêu, dựa và bảng đánh giá năng lực bạn sẽ được thưởng. Còn nếu không, bạn sẽ nằm trong đối tượng theo dõi, xem xét cắt giảm hay chuyển đổi, …

Bảng đánh giá năng lực là bằng chứng thép để để doanh nghiệp đánh giá năng lực nhân viên một cách rõ ràng và hiệu quả nhất. 

>> Tham khảo: Cách tạo CV tư vấn viên chuẩn nhất và những bản CV mẫu được thiết kế khoa học trên timviec365.

3. Tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên qua mẫu đánh giá năng lực nhân viên

Có rất nhiều tiêu trí để đánh giá năng lực nhân viên. Trong đó có một số tiêu trí nổi bật sau

3.1. Mức độ thực hiện

Vào cuối ngày, không có gì quan trọng hơn là kết quả của toàn bộ quá trình  lao động ngày hôm đó. Khi bạn đã cam kết thực hiện một việc gì đó, bạn có hoàn thành công việc đúng hạn hay không nó sẽ quyết định đến mức lương của bạn có cao hay không?

Mức độ thực hiện thể hiện số lượng công việc mà nạn hoàn thành trong một ngày hoặc một khoảng thời gian nhất định

Mức độ thực hiện

3.2. Chất lượng công việc

Trong giới kinh doanh nói riêng và trong việc đánh giá năng lực nhân viên nói chung điều quan trọng nhất của chúng tôi là chất lượng công việc mà nhân viên của chúng tôi tạo ra.

Chất lượng công việc được đo lường thông qua việc xem xét thường xuyên các sản phẩm, độ yêu thích của khách hàng, vai trò của họ trong nỗ lực của khách hàng, tính ổn định của nền tảng sản xuất, và doanh số sản phẩm mà người nhân viên thu về.

3.3. Mức độ sáng tạo

Sáng tạo là một trong những điểm quan trọng nhất trong việc đánh giá hiệu suất của nhân viên. Làm thế nào thường xuyên nhân viên tự đặt câu hỏi làm sao để sáng tạo? Làm sao để tìm ra các phương pháp mới? Có phải họ đã nghĩ ra những sáng tạo ấy và tự nhận rủi ro để tiến tới thành công?

Bằng cách theo dõi các sự cố sáng tạo, chấp nhận rủi ro, chúng ta có thể xác định và thưởng cho những người có thành tích cao một cách có ý nghĩa.

3.4. Lượng cải tiến phù hợp

Sự cải thiện nhất quán trong toàn bộ hội đồng quản trị là yếu tố quan trọng nhất trong đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên lao động.

Không có nhân viên nào có khả năng thực sự xuất sắc ở mọi điểm đánh giá trên mẫu đánh giá của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mọi nhân viên đều có cơ hội cải thiện mỗi ngày, tháng, quý và năm. Mong muốn và nỗ lực để trở nên tốt hơn là phẩm chất xứng đáng nhất trong mắt tôi.

Xem thêm: SEO hiện nay không còn là công việc xa lạ gì với nhiều người, đây được đánh giá là một nghề mang lại thu nhập khá cao. Nếu bạn muốn kiếm việc làm lương cao thì hãy tìm hiểu ngay nhé. Timviec365 cung cấp cho bạn những mẫu CV SEO website đẹp nhất giúp các bạn dễ dàng hơn khi tìm việc làm SEO.

3.5. Phản hồi của khách hàng và đồng nghiệp

Một nhân viên có phản hồi tốt của khách hàng, hoặc phản hồi từ chính đồng nghiệp mình. Một người có phản hồi tiêu cực rất có thể sẽ giảm doanh số theo thời gian. Bởi lẽ, khách hàng cũng có thể là bất kỳ đồng nghiệp nội bộ nào làm việc cùng bên cạnh chính những nhân viên này.

3.6. Doanh thu bán hàng được tạo ra

Doanh thu mà mỗi nhân viên mang lại hàng tháng phản ánh về hiệu suất chung của cá nhân đó. Phần lớn công ty của chúng tôi được tạo thành từ các đại diện bán hàng và họ được đo bằng tổng số địa điểm họ đăng ký để được liệt kê trên trang web của chúng tôi, điều này chuyển thành bao nhiêu doanh thu được tạo ra từ những địa điểm đó.

Doanh thu bán hàng được tạo ra

3.7. Tỷ lệ nhiệm vụ hoàn thành đúng hạn

Mỗi thành viên trong nhóm phải duy trì một danh sách nhiệm vụ cập nhật mà họ có thể sử dụng để theo dõi các sản phẩm của họ và đo lường tiến trình của họ.

Khi đánh giá hiệu suất của nhân viên, doanh nghiệp cần kiểm tra tỷ lệ hoàn thành của họ và đánh giá chất lượng nhiệm vụ của họ để đảm bảo họ đang làm việc trên những thứ phù hợp với sự phát triển của công ty.

3.8. Đúng giờ và sử dụng đúng ngân sách, bảo vệ tài sản công ty

Đi làm đúng giờ là một chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp, bên cạnh đó còn là việc nhân viên đó có sử dụng đúng ngân sách doanh nghiệp hay không, có ý thức bảo vệ tài sản doanh nghiệp hay không.

Hy vọng rằng thông qua bài viết nà chúng tôi đã cung cấp cho bạn cái nhìn xác đáng và đầy đủ nhất về bảng đánh giá năng lực nhân viên. 

Bang-danh-gia-nhan-vien.doc

Tin liên quan

Mẫu CV xin việc kế toán hoàn chỉnh cho một công việc hoàn chỉnh!

Mẫu CV xin việc kế toán hoàn chỉnh cho một công việc hoàn chỉnh!

vector
2019-12-05
vector1
3133 lượt xem

Mẫu CV xin việc kế toán hoàn chỉnh sẽ thiết kế cho bạn một nội dung hoàn toàn khác biệt so với mẫu CV khác. Hãy đầu tư cho nó bằng những chia sẻ sau đây!
Chạm tới trái tim nhà tuyển dụng với mẫu CV xin việc chuẩn nhất

Chạm tới trái tim nhà tuyển dụng với mẫu CV xin việc chuẩn nhất

vector
2019-10-16
vector1
2709 lượt xem

Mẫu CV xin việc chuẩn nhất – chạm đến trái tim nhà tuyển dụng, bạn đã biết chưa? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!
Mách bạn cách download mẫu CV tiếng Anh đẹp và ấn tượng nhất!

Mách bạn cách download mẫu CV tiếng Anh đẹp và ấn tượng nhất!

vector
2019-10-11
vector1
2938 lượt xem

Bạn đã biết cách download mẫu CV tiếng Anh đẹp nhất chưa? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chuẩn xác nhất cho tất cả những vấn đề này nhé.